Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY



Trên chuyến xe đò Sài Gòn Rạch Giá, chúng tôi rời thành phố trong nỗi buồn lo . Gia đình gồm hai vợ chồng và ba đứa con thơ...Thay vì phải đi Kinh tế mới Bố Lá, vùng đất mới mà chính phủ cách mạng dành sẵn cho những gia đình miền Nam thời bấy giờ, sau khi đã học tập tốt, phải đến đó để lao động tốt hơn, xây dựng cuộc sống mới...
Ngày tôi rời thành phố Qui Nhơn, giã từ bục giảng, trên chuyến tàu xuôi Nam, tôi cũng mang tâm trạng y như hôm nay, nhưng ngày ấy tôi chỉ mới có hai con...cái tâm tư " Tha phương cầu thực", dấy trong lòng mỗi chúng ta một nỗi buồn man mác...Cuộc sống sôi nổi trên đất Sai Gòn với những nghề tạm bợ khác nhau và thay đổi theo từng giai đoạn : bán quần áo dọc theo mé đường, bán đồ cũ ở trong chợ Tân Bình, may quần áo, mũ nón ký gởi ở các cửa hàng, và chồng tôi bán đồ phụ tùng xe đạp ở một vỉa hè...Thời gian này tôi mới sinh đứa con trai thứ ba vừa tròn một tháng tuổi...chồng tôi bị bắt vì mua bán trái phép dọc theo hè phố, Chúng tôi phải ký giấy cam kết phải rời thành phó trong vòng một tuần lễ... Quốc lộ 1A con đường chạy dài từ thành phố đi qua bắc Mỹ Thuận, rồi bắc Vàm Cống, đến Lộ Tẻ, một nhánh đi về miệt Long Xuyên, một nhánh đi về Thốt Nốt và nhánh đi về rạch Giá là điểm đến của chúng tôi...xã Thạnh An, huyện Thốt nốt tỉnh Hậu Giang (Trước năm 75 thuộc tỉnh Rạch Giá, thời gian khoảng năm 82, nên tất cả đều khác với ngày nay,và tất cả là chuyện kể lại, dưới mắt nhìn của tác giả ) Trên con đường chạy dài từ thành phố về đến lộ tẻ cũng mất hơn 12 giờ đồng hồ vì chờ đợi hai chuyến phà và những trạm kiểm soát của các trạm qua mỗi quận lị, những người tay đeo băng đỏ, mặt mũi nghiêm trọng, lên xuống xe, lục soát tứ tung, bới móc tất cả những gì từ hành khách và có thể hoạnh họe với bất kỳ lý do gì , cho đến khi nào chủ của nó đã làm thỏa mãn ý muốn của họ là phải có cái gì đền đáp thỏa đáng thì chuyến xe mới được rời trạm... Màu xanh mướt của những đám ruộng bạt ngàn, không thấy bờ, những cây trái trên cành trĩu quả, những trái ổi to, mọng nước, những chùm mận đỏ thắm, ẩn hiện từ xa bên những mái nhà mái đỏ, dòng nước phù sa thấm đẫm, lập lờ...khác hẳn những mảnh ruộng nhỏ bé quê tôi mà đã in sâu trong trí tôi, với ruộng vườn khô cháy, những cây ổi già trơ trụi lá, trái bé xíu , xanh xao bên buội chuối chao nghiêng... Miền Nam trù phú và giàu có mở ra trước mắt tôi với niềm vui và hy vọng ở chân trời này chúng tôi sẽ gặt hái được những cơm no áo ấm bên mảnh đất mới thấm đẫm phù sa và tấm lòng chơn chất của người miền Nam... Sau mấy lần lên xuống xe để Bác Tài và mấy người phụ xế chèn những tấm ván dưới bánh xe để qua được những ổ trâu trên con đường từ Lộ Tẻ, bắt đầu những con kênh đào dẫn sâu vào những ruộng đồng của vùng Cái sắn...Vùng lúa nước của Miền Tây nam bộ. Những vùng đất và những con kênh đào từ quốc lộ xuyên sâu vào bên trong những ruộng lúa nước, dọc theo bờ kênh là những ruộng vườn của những gia đình người miền Bắc di cư vào Nam trên chuyến tàu Há Mồm vào năm 1954, họ là những gia đình theo đạo công Giáo, được chánh quyền Việt nam cộng Hòa, cho định cư trên vùng đất mới này. sau hơn 20 năm sinh sống ở đây, cuộc sống của họ rất bình yên và trù phú với việc làm cá thể cho từng hộ gia đình, mặc dù mỗi năm họ chỉ trồng một mùa lúa nước. Chúng tôi tạm ổn định cuộc sống sau một thời gian ngắn tại vùng đất mới này : một căn nhà mái lá, trước một trường Trung học, gần bên chợ kênh D, mặt tiền quay ra đường lộ và cửa sau nhà là dòng sông Cửu long lập lờ xuôi chảy, cảnh hữu tình, con nước màu vàng đục, lững lờ trôi, những dề lục bình trôi bềnh bồng mỗi sáng mỗi chiều, những thuyền buồm lớn nhỏ, cuộc sống khác biệt với những sinh hoạt nơi thành thị...ngôi trường Trung học với lũ lượt các học sinh ra vào...cho tôi nhớ về những ngày còn đứng lớp, chỉ còn là kỷ niệm... Những ngày mới đến chưa quen với những sinh hoạt mới mẻ, cuộc sống đan xen giữa người miền Bắc và người miền nam và tôi chính hiệu miền Trung...Những khác biệt về ngôn ngữ ba miền chỉ là chuyện nhỏ vì cũng là tiếng Việt, nhưng khó khăn nhất là về nước dùng mỗi ngày... Con nước ròng lên xuống mỗi ngày, khi nước lớn, họ múc đổ vào các lu khạp, chỉ cần dùng cục phèn chua xoay vòng mấy bận và những vật dơ lắng xuống đáy lu là có thể dùng được cho mỗi công đoạn của cuộc sống mỗi ngày...từ việc tắm gội cho đến nấu nướng, cũng chỉ dùng nước sông, vì bỡi vùng đất sình nên không thể đào giếng lấy nước ngọt như các vùng khác. Trên mặt sông , những nhà hai bên , sinh hoạt thường ngày như tắm gội, giặt giũ và các vật thãi ra từ con người, xác súc vật, và mọi cái muốn bỏ đi là quăng xuống sông...sau đó cũng lấy nước từ giòng sông lên nấu nướng, tắm gộii và ăn uống mỗi ngày...Có những nhà giàu có mới xây nổi những hồ chứa nước mưa, và những giọt nước trời coi như vật xa xỉ của vùng quê này...Ở trên con nước ấy biết bao nhiêu là vi khuẩn gây bệnh cho con người...nhưng cái gì rồi cũng quen đi... Những gia đình miền Bắc di cư ở đây họ có cuộc sống rất ổn định và có những người rất giàu có, bên cạnh những người miền Nam, họ sống bao đời bên mảnh đất trù phú này , nhưng sao chân đất vẫn hoàn chân đất...chỉ trừ một số gia đình đã giàu có từ bao đời, còn đa số là nghèo khó, túng cực, trôi nổi như những cánh bèo....thế mới biết con người lập nên vận số cho cuộc đời mình...một triết lý mà tôi có được trong thời gian tôi sống ở đây vì thế nó đã làm hành trang cho cuộc đời mai sau của riêng tôi.: Những người miền Nam, cuộc sống của họ thật đơn sơ, chỉ cần sau buổi làm lụng mỗi ngày, bên miếng cá khô, hay bên đĩa mồi nhắm kiếm được với vài xị đế là quên hết buồn lo...cuộc sống như cây cỏ ngoài đồng , như con chim sáo hót sau hè, nhẩn nha và bình yên...Nhưng cái nghèo khó luôn theo họ như hình với bóng .những căn chòi bằng lá dừa tạm bợ, thỉnh thoảng họ ghé về một đôi ngày, lại thu vén lên con thuyền bé nhỏ , cả gia đình, lênh đênh trên sóng nước, mua bán, trôi nổi khắp tứ phương. Khi con nước rút, họ tấp vào một bến đò nào đó mua bán, trao đổi những thứ cần thiết rồi la5ithu vén cả gia đình, vợ chồng con cái và cả vật nuôi như chó mèo, gà,vịt, khi chủ lên bờ, chúng nhảy lên theo và khi chủ xuống đò, chúng lại trở về chỗ cũ và tiếp tục cuộc hành trình trên sông nước.... Tôi đã từng chứng kiến, trên mảnh đất trù phú của miền Nam, họ đã sống nơi đây tự bao đời , đáng lẽ họ phải là những chủ nhân ông ở đó...nhưng suốt đời họ vẫn phải đi mướn đất của những người tay trắng mới đến sau họ mấy chục năm, họ vẫn đi "Bán lúa non ", khi mới gieo trồng , lúa non vừa ngậm sữa, họ cần tiền chi dụng, họ đem bán trước số lúa sẽ thu hoạch được cho người khác với giá tiền rẻ mạc, khi đến mùa chủ nợ đến lấy hết phần của họ, đôi khi họ thu lượm xong chỉ còn lại vài lon lúa lép...rồi lại vay mượn tứ tung với giá vay cắt cổ, lãi mẹ cọng lãi con...rồi lại chèo thuyền đi mướn đất gieo trồng và tiếp tục những tháng ngày long đong trên sông nước... Thời gian sống gần những người miền Nam, tôi mới thấu hiểu tại sao ngày trước nơi quê nhà tôi đã từng nhìn thấy những cô gái miền Nam tuổi chừng mười chín, đôi mươi, lăn lộn từ miền Nam ra Qui nhơn, Đà nẵng...họ sống bằng những nghề không tốt đẹp. họ rời làng mạc trù phú của miền Nam , không sống bằng đôi tay và khả năng có được mà chạy theo những đồng tiền dễ dàng hơn, chỉ vì cuộc sống đói nghèo cơ cực, những con thuyền trôi nổi trên sông nước, những mảnh đời trôi nổi trên sông , họ đi mướn đất gieo trồng trên giòng chảy của đất phù sa...họ cũng có những mơ ước thay đổi vận số, nên họ nhắm mắt ra đi theo sự dẫn dắt của những người lợi dụng họ kiếm lời trên thân xác họ.... Cho đến một ngày không còn lối thoát...những người con gái của miền Nam trù phú, họ cũng đã từng sống với đủ ngành nghề trên quê hương họ.nhưng bã phù hoa làm họ phải ra đi, cũng giống như trên những chuyến tàu mang những người dân Việt ra đi trên biển Đông, chết chóc,hiểm nguy, cướp bóc...cái chết cận kề, nhưng sao con người vẫn cứ bỏ nước ra đi, mặc dù họ không phải là những đối tượng về chính trị ??? .. Cuộc sống luôn trong cảnh thiếu thốn, khó nghèo, những người dân ở đâyhọ có thể ăn bất kỳ con vật gì có thể ăn được. Khi mùa gặt xong, họ dùng khói xông vào các hang chuột đồng, những con chuột mập tròn đỏ hồng, bóng mượt, lột da , bỏ đầu, cột thành bó 12 con , bày bán khắp vùng quê , những con ếch to béo , vươn hai tay trong kiểu dáng lạy van..., những con rắn nước, rắn hổ, lươn , cá , tôm, cua., chó mèo...Không con vật nào mà họ không ăn được. Những ngày mới đến tôi rất hãi hùng với những món lạ mắt như chuột, rắn, cá dzồ, những con cá béo tròn nuôi bỡi phân người, ghê sợ và kinh hoàng biết mấy, nhưng đó là cuộc sống của từng vùng miền. . .Trong những buổi sáng họp chợ nơi bến đò mỗi sáng, những căn hộ nổi trôi trên sông nước...họ lên bờ mua bán , trao đổi những thứ cần thiết, rồi lại xuống đò nổi trôi theo con nước đục lấp lóa ... Những mảnh đời cơ cực nổi trôi như những cánh lục bình trong con nước lớn, và những mái nhà tạm bợ bằng mấy chục tàu lá dừa che chắn gió mưa, cuộc sống tạm bợ trên mảnh đất trù phú mỡ màng...Cho đến một ngày khi con người thấy được sự sung sướng no đủ của kẻ xung quanh, bản chất tham, sân , si của mỗi con người nổi dậy..và họ cũng muốn lên chốn thiên đàng.... Những người con gái bé nhỏ của đất phù sa muốn đem tấm thân bồ liễu, thay đổi cuộc đời và thay đổi nếp nhà mà cha ông họ bất lực trước cuộc đời...Trong vòng tay ôm của những người da đen, da trắng, họ ra đi và để lại trên mảnh đất miền Trung biết bao sinh linh vô tội, những đứa trẻ lai không biết ai là cha mẹ, sống trong các trại mồ côi và trong những nhà nuôi giúp họ, họ lìa xa chúng và không hẹn ngày trở lại... Những thảm cảnh đó giờ lại diễn ra trên quê hương tôi, những dịch vụ mua bán người , đưa biết bao cô gái từ khắp các vùng miền về xứ lạ quê người, Trên đất Hàn buốt giá hay trên một đất nước xa xôi nào mà họ không hề hay biết, , ngôn ngữ dị biệt...đối diện với bao hiểm họa của cuộc đời... Những cô gái đáng thương ấy, chúng ta nên chê trách họ hay nên xót thương??? Nếu chúng ta đã từng biết được sự đói lạnh của xác thân, sự nhục nhã cùa miếng cơm manh áo, sự cơ cực cùng đường của mỗi con người, bi thảm, kinh hoàng, đớn đau tủi nhục...họ làm được và trong đó có hai chữ hy sinh, họ hy sinh một thân xác của họ hòng đổi cho cha mẹ những bữa ăn no đủ, gởi về cho cha mẹ chút tiền an dưỡng tuổi già, gởi về cho đứa em có phương tiện đi đứng làm ăn.và cho bản thân họ được ấm no hạnh phúc.....những cô gái ấy : Đáng thương hay đáng trách...đọc dến đây nếu các bạn thấy mủi lòng và cùng nhau nhỏ cho họ, cho quê hương mình một giọt nước mắt cảm thông , cho những người con gái đất phù sa nói riêng và cho tất cả những người con gái Việt nam. Chúng ta đã từng nghe kể những mẫu chuyện hy sinh của những người đàn bà Việt nam đã từng cắn tay mình chảy máu cho con trẻ được no lòng trên biển Đông, những người con gái Việt nam hy sinh cuộc đời mình cho Mẹ cha ngày nay... hai chữ hy sinh dù ở hình thức nào thì cũng đáng trân trọng và cần sự cảm thông của mỗi chúng ta hơn thế nữa.. Cuộc sống những người con gái đất phù sa, đơn sơ và ấm nồng, chất phác và đáng trân trọng, vì họ dám làm những gì có thể cứu thoát sụ sống còn của họ , cũng nơi cảnh khổ của cuộc đời, có những bậc mày râu trong cơn đói khát đã từng bán đứng anh em đồng đội, để mưu cầu cái lợi cho riêng mình, họ là một số ít người có danh vị trong xã hội, có tri thức hơn những cô gái quê mùa , chân đất xứ hậu Giang ... Và cũng có những cụ già, tuổi ngoài bảy , tám mươi, có chút tiền trợ cấp nên dùng đồng tiền có được trở về quê nhà mua lấy những cô gái nghèo chỉ đáng tuổi cháu chắt mình...vì đồng tiền, những cô gái ấy vừa làm Osin cho mấy lão già, vừa phục vụ những sở thích của họ từ A đến Z... Những người con gái ấy đáng chê hay đáng quí...Còn những người lợi dụng sự đói nghèo của họ để làm những việc trái đạo lý, ai đáng phỉ nhổ hơn ai ??? Tôi kể ra đây những nỗi đau của một kiếp người, chúng ta may mắn có cuộc sống bình yên hạnh phúc, có biết bao kẻ trong cảnh khổ trên quê hương Việt nam, bao nhiêu uất ức đổ lên những người con gái Việt...Còn các đấng nam nhi. họ làm gì để cứu vớt gia đình , họ có được sự hy sinh nào không ??? ..Khi cùng đường bí lối...họ làm gì để cứu lấy gia đình ??/ Họ cũng chỉ biết quên sầu bên năm ba xị đế...để làm gì và có ích chi đây...hỡi các đấng mày râu ????...????

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nói đến chữ hy sinh của những cô gái VN noi chung,nói riêng của
đất phù sa!trong vấn đề này cũng rất nan giải cho xã hội hiện nay.Thật ra cũng chưa hoàn toàn là hy sinh cho gia đình,mà 1 nửa cho bản thân họ...vì muốn tìm đến thiên đàng,nhưng đã không ít cô gái chưa đặt chân đến thiên đàng đã thấy địa ngục.Thật ra đáng thuơng hơn là đáng trách! vì cuộc sống,mà cuộc sống thì luôn không đơn giản chút nào!câu hỏi cuối trong câu chuyện của N H chúng ta cần phải mổ xẻ & bàn bạc thêm....

NGUYENPHUCL

Nặc danh nói...

Tôi đồng ý với lời nhận xét của đồng chí N.P , thật là khó để trả lời câu hỏi cuối cùng của N.H, cần bàn bạc thêm
Đồng chí Cường!

Nặc danh nói...

Đọc bài của bạn tôi thấy thương cho quê hương VN.từ miền Trung, miền BẮC CHO ĐẾN MIỀN NAM TRÙ phú mà người dân vẫn khó khổ muôn đời...còn mấy lão già DỊCH mà bạn đề cập đến : thì thôi miễn bàn...cám ơn bạn đã có bài viết hay .
Nam Hải .

Nặc danh nói...

Mong sao ngày nào cũng được đọc bài viết mới của bạn...cám ơn N. H.
bạn cứ viết đừng thèm đề cập đến những chuyện lo lắng cho người khác, mấy cha già ham hố sẽ mau chết mà thôi...chúc bạn vui và viết nhiều hơn cho mọi người đọc chơi...
Đức Sơn (Florida)