Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

CỬA HẸP

     Tiếng máy phát ra từ cái loa phóng thanh cuối dãy phòng làm việc rền vang trong phòngphát ra  từ khung cửa hẹp, nhắc đi nhắc lại nhiều lần tên ai đò nhưng hồi lâu vẫn bặt tăm hơi.

_ Bác Tiêu ơi họ gọi tên bác trên máy kìa sao không tới, nãy giờ nó gọi nhiều lần
_ Ờ hử, nó gọi tui sao cô? gọi tên chi mô?
_Thì tên Paul Trương là tên bác phải không?nghe nói bác mới thi Quốc tịch Mỹ đậu và đổi tên Mỹ là    Paul,      sao họ gọi không tới?
_Thiệt hông cô? để tui chạy lên coi hí.
_ Trời đất, tên mình mà hổng biết sao trời...

     Tiếng cười khúc khích của đám người Việt đang đứng tại chỗ làm,  nhỏ to bàn tán về việc ông già giữ chức"clean up" cho khu vực "cắt cải"mới đổi tên Mỹ.
     Nhóm người Việt trong khu vực này có khoảng hơn ba chục người, già trẻ, lớn nhỏ, đàn ông đàn bà gì cũng vô đây làm việc khi mới đến định cư tại đây.khu vực làm việc của một Hảng Rau cải nhỏ của địa phương này.

   Cái không gian nhỏ bé có hơn mấy chục người Việt mới đến định cư , họ là những người đi theo diện "Con Lai", "HO", hay "ODP", tất cả còn chưa thông hiểu luật lệ, chưa biết lái xe, và chưa biết tiếng Anh, khi mới đến xứ người mọi cái đều lạ lẫm, mọi sinh hoạt đều mới mẻ, có công việc làm mỗi ngày là hạnh phúc lắm rồi, vì thế họ tập trung vài cái hảng nhỏ bé và lạnh lẽo để làm những công việc tay chân không cần chữ nghĩa và ngôn ngữ bên cạnh những người Mễ cũng cần mẫn và siêng năng như họ.

    Công việc họ làm tại" Hảng Rau "này, theo tiếng nói họ dùng cho ngắn gọn là như vậy, khi nói đến công việc tại đây. Chuyên cung cấp những rau cải đã được cho vào bao bì , đóng gói sạch sẽ, bày bán  ở các chợ thực phẩm của Mỹ trong tiểu bang hay các vùng phụ cận.

   Một nhóm người Việt mới đến quây quần bên nhau và những người quản lý cho đến tổ trưởng từng nhóm cũng là người Việt...Những rôm rả trong công việc, những bảo ban nhau và cả những hủ hóa cùng những xách mé nhau, dòm ngó nhau...luôn theo bước chân nhau cũng không kém phần khôi hài và nhức đầu mỗi ngày, .một xã hội Việt Nam thu gọn,  gồm những con người bình dân hội tụ tại đây.nhưng lúc nào cũng vang tiếng cười và đôi khi cãi cọ nhưng cũng thật Việt Nam và cũng giúp nhau đỡ nhớ nhà của những kẻ xa quê.

    Một xã hội Việt Nam hiện hữu, những con người từ tứ xứ của Việt nam, đủ mọi thành phần, mọi giai cấp từ các vùng miền hội tụ về nơi chốn này, những ngày đầu mới gặp nhau ...thăm hỏi nhau tíu tít:,những thân quen tưởng như thật gần , như bờ ngõ, xóm quê của bờ rạ thật xa...

_  Anh ở đâu? gia đình đi theo diện gì ? được mấy con? hồi ở bển làm việc gì ?
_ Chị ở đâu? mấy đứa con. ? qua được mấy năm?trước ở đâu?
_ Ở đảo qua hả? đi vượt biên sao?đi ghe hay đi tàu? đi ghe mà có bị hải tặc cướp của, hãm hiếp gì o ???
_ Đi diện con lai hả? con đẻ hay con nuôi?...Lấy chồng Mỹ hả? Mỹ đen hay Mỹ Trắng?
Sao nhỏ con dzẫy mà dám lấy Mỹ?
_ Anh đi diện Ho. hả? vợ con còn hông? Vợ có bỏ hông? bã đẹp hông?...
    Đại loại là những câu thăm hỏi về bối cảnh cuộc đời nhau và sau đó là những thân quen, những bảo ban nhau , dòm ngó nhau mỗi ngày.những lời thăm hỏi mộc mạc, dễ gần và cũng dễ nổi xung.

  Rồi những thân quen nhau mỗi ngày tất cả không còn lạ lẫm gì với nhau nữa, họ giúp nhau trong việc đưa rước nhau trên cùng một chiếc xe, chia bớt chi phí và thời gian của người nhà trong việc đưa đón nhau cho tiện lợi trong công việc tất bật mỗi ngày.

  Dần dà những người trẻ tuổi sau khi có bằng lái xe và thông thạo đường đi nước bước sẽ tìm một chỗ làm khá hơn...Cuối cùng chỉ còn lại những người già yếu không làm được những công việc nặng nhọc hơn, hay cần biết tiếng Anh thông thạo, họ giữ việc làm này tuy có vất vả nhưng có bảo hiểm sức khỏe và nhiều giờ Overtimes cho họ làm mỗi ngày.

   Họ vẫn quây quần bên nhau và dần dà theo năm tháng họ cũng từ từ hội nhập với thời đại theo thời gian...
Sau thời gian một năm thì ai cũng có "Thẻ xanh", tấm thẻ của nước Mỹ công nhận họ là thường trú nhân của đất nước họ với những quyền lợi của một con người trên một đất nước tự do.
 
   Sau năm năm sống tại đây, những con người ngu ngơ của những ngày mới đến, nay đã thay da đổi thịt, bộ mặt đổi mới hoàn toàn với sự nhẫn nại và chăm chỉ của từng gia đình, họ đã từng về thăm quê nhà sau khi có thẻ xanh, những áo lụa xênh xang, những võng lọng khi về làng ...Cho bao người thèm thuồng được như họ, nhưng thực chất mỗi ngày họ vẫn miệt mài bên công việc chín mười tiếng đồng hồ hay hơn thế nữa, chịu buốt giá dưới nhiệt độ lạnh giá của cái tủ lạnh, làm tươi rau cải mà cũng làm héo da tím thịt những tấm thân

   Thời gian trôi nhanh và sau năm năm dài gian khổ, những người dân Việt cần cù trong các làng mạc thật xa ngày nào, bây giờ đã đến thời điểm thay đổi đi cái gốc gác cũ của mình..
    .Họ nộp đơn xin vào "Quốc tịch Mỹ"và trở thành những con người gốc Á Mỹ vững vàng và siêng năng cần mẫn.

Sau bao tháng ngày "dùi mài kinh sử" qua các lớp học miễn phí của nhà thờ, qua các băng thu những câu hỏi khi thi và rút tỉa những kinh nghiệm của những người đi trước, thậm chí họ chỉ bập bẹ hai chữ "Yes...No", những con người cần mẫn và chịu thương chịu khó ấy cũng đạt những gì họ mong muốn.

   Những ngày mới đến mong cho thi đậu bằng lái xe...sau một năm mong cho được nhận tấm thẻ xanh...
   sau thời gian năm năm thì mọi việc đã ổn định thì làm sao đậu được cái bằng vào "Quốc tịch Mỹ", có thêm cái bằng  "Nail ". Coi như cuộc đời Mỹ mãn.

   Thậm chí khi thi đậu Quốc tịch Mỹ còn ráng đổi cái tên cha mẹ đặt  ngày xưa thành cái tên Mỹ thật kêu, với lý do cho Mỹ họ gọi cho dễ, thực ra có khi hàng năm cũng chả có Mỹ nào gọi tới ,mà nhiều khi họ có gọi thì thân chủ cũng không nhớ là mình tên đó, một đề tài sôi nổi và là câu chuyện vui trong các chỗ làm đông người Việt khi gặp gỡ , làm quà qua chuyện kể mỗi ngày:

   _  Chị biết bà Tư mập ở lane Củ Hành hông?  mới đậu Quốc tịch và đổi tên Mỹ là Rô.
   _   Rô là cá Rô ? dzẫy mà Mỹ tây gì trời,
   _  Hổng phải Rô là cá rô đâu má , Rô là bông hồng, bông hiếc gì đó..
      .Và với cái tên mới này, chị Tư mập bây giờ là Tư Rô, cái tên nghe đầy mùi anh chị , chứ không lãng mạn như chị tưởng khi chọn cành Hoa Hồng của tình yêu cho tên chị.
     _Tư Rô...Tư Rô..
    .Ôi những cánh Hoa Hồng chỉ là truyền thuyết...những ngữ điệu nửa Anh nửa Việt, làm đau lòng chủ nhân nhưng biết nói sao cho vừa lòng nhau trong giao tiếp.

   Hôm nay lại có thêm đề tài mới xoay quanh vụ ông già "Clean up " của lane Bắp cải bàn tán sôi nổi về đề tài ông Trương Đại Tiêu, một ông già đi theo diện Ho., theo lời kể thì ông Tiêu là dân Huế chính tông, nghe đâu ngày trước làm Ấp trưởng  ở một làng mạc nào thật xa của xứ Huế mộng mơ, bỡi hống hách sao đó nên khi chính quyền cọng sản về cũng bắt đi tù hơn ba năm, vì thế ông cũng được đi xuất ngoại theo diện Ho. ông đưa đàn con năm đứa đi theo với ông, bà vợ chết trước ngày lên máy bay.nên nằm lại với đứa con gái lớn đã có gia đình ở lại căn nhà cũ.
   Sang đây, ông và các con vào làm chung nhau ở hảng rau này chừng sáu tháng , các con ông đã thông thạo đường đi nước bước và ra đi làm nail khắp nơi, gọi là đi làm " Xuyên Bang" giá cả khá hơn nơi này và các con ông cũng có nhà có xe sang đẹp như mọi người Việt khác.
    Vì tuổi già và cũng không muốn theo đứa con nào cả, hàng ngày trên chiếc xe cà tàng ông chịu khó chở thêm ba người đi làm chung trên xe là ông sống phủ phê với số lương kiếm được Trong căn nhà nhỏ của các con mua khi chưa đi làm xa, ông chỉ ở một phòng và cho "share" hai phòng còn lại, ông trở thành chủ nhân ông trong thế giới nhỏ nhoi của ông mà ông cho quá là mỹ mãn.

   Lâu nay ông cũng không thích thú với cái tên cúng cơm mà cha mẹ đặt cho mình,  nên khi thi Quốc Tịch ông tự tìm cho mình một cái tên mới "rất Tây".
    Khi biết mình thi đậu ông như đi trên chín tầng mây, từ nay cái tên "Đại Tiêu" mà ông không  mấy hứng thú sẽ biến mất và cái tên Paul Truong, sẽ đi vào cuộc đời mới của ông và ông sẽ về Việt Nam cưới một cô vợ mới.Ông phủ phê trong hạnh phúc vuông tròn trước mặt.
    Trong lúc làm việc , tay cấm nùi giẻ nhúng vào chậu nước , dụng cụ lau chùi mọi ngày ông thấy nặng nề, nhưng sau khi thi đậu Quốc tịch và may mắn thay  ông được Tuyên thệ cùng ngày hôm đó, cuộc đời ông như bay bổng lên mây...
    Với  Cái tên Mỹ mới mẻ sang trọng biết bao mà ông cứ lẩm nhẩm trong miệng và có lúc ông lim dim mỉm cười môt mình...

    _ Hình như trên máy họ kêu tên ông "Già Trọ trẹ" thì phải?
    _ Phải hông ? Sao thấy ổng cứ tỉnh queo, đâu gọi dùm ổng coi.
    _ Bác Tiêu ơi, lên văn phòng mau lên.

Tiếng chị Sáu Cúc, người giỏi tiếng Anh nhất trong đám người đang đứng trong lane Bắp Cải lên tiếng.
Vì Ông Tiêu nói tiếng Huế khó nghe với đám người miền Nam vì thế họ gọi ông là "ông già trọ trẹ", nay ông đổi tên mà cũng không sao bắt họ nhớ theo.

     _ Bác ơi, có phải tên bác là Bô biếc gì đó hông?" súp bờ wai " họ mới kêu bác đó'
     _ Mô, mô...khi nao hí.. ông già quăng chổi chạy đi .tìm
     _ Sao ổng hổng đổi tên gì đẹp chút mà từ "Tiêu" lại đổi sang tên" Bô "thì cũng có gì hơn đâu cà.Sao giúng ở quê tui có con kia cha mẹ đặt tên nó là "Gáo", khi lên Saigon làm ăn đổi là "Lon" ...coi như trớt quớt, Gáo hay Lon cũng dzậy thâu...
     _ Ừ hổng biết   sao đổi tên gì kỳ quá từ tên cũ của ổng là "Đại Tiêu", nay ổng đổi lại là "Bô Truong," hay ổng muốn nói là Bộ Trưởng vì nghe nói sắp về Việt Nam cưới vợ.
     _ Thôi mấy bà ơi, chiện người ta, mấy bà ráng học cho giỏi rồi thi đậu ...cũng đổi tên như họ, nhưng nhớ cúng mâm cơm xin cha mẹ rồi đổi nghe...


      Những tin tức mới nhất loan truyền tin "Ông già Trọ Trẹ " đổi tên Mỹ từ tên Tiêu thành tên Paul bay nhanh qua khung cửa hẹp khu nhà ăn nhân viên với những lời bàn về cuộc hôn nhân sắp tới khi "ông già Trọ trẹ " lấy xong mảnh bằng Quốc tịch Mỹ trên tay và chuyến về thăm quê nhà lần này, đề tài nóng của mấy ngày nay..

      Những mẫu chuyện bên trong khung cửa hẹp của một nhóm những người xa quê, những thường tình xảy ra mỗi ngày trong con người trên quê hương hay trên tất cả vùng nào trên quả đất cũng là những đề tài bất tận của con người, sống và mưu cầu những điều trước mặt và trong đời sống luôn là đề tài nóng hổi và là những chuyện làm quà nhau của những kẻ xa quê bên trong khung cửa hẹp



 Atlanta March 20th 11

    Nguyên Hạ_Lê Nguyễn

Không có nhận xét nào: