Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

OAN TRÁI


_Bác Bảy ơi, bữa nay vợ chồng con đi cắt ở miệt trên, Bác cho tụi con gởi nhà và con Gái cho Bác ngó chừng dùm.
_ừ, bay đi mấy ngày mới dzìa ???
_Dạ hổng chừng có khi bốn năm ngày, có khi lâu hơn...
_ừ...ừm , vậy thì để tao nói con Bông tối nó qua ngủ với con gái câm của bay ...con nhỏ dạo này lớn bộn rồi đó bay, thôi bay đi đi...
_Tụi con cám ơn bác Bảy, Ba má đi nghen Gái...không có tiếng đáp trả, hai vợ chồng Hai Tích bươn bả theo đám người băng qua đường cái quan xuống đò , hòa vào đám người đi cắt mướn
  Bác Bảy chèo đò, , đưa cặp mắt sâu hun hút nhìn sang căn nhà lá bên kia đường, một chút ánh sáng bé xíu leo lét của cái đèn hột vịt , thấp thoáng như chợt tắt bên trong  vuông cửa sổ không đóng của căn nhà vợ chồng Hai Tích
     Tấm phên che cửa của nhà họ, như không đủ giữ chặt lại trong căn nhà lá ọp ẹp, không biết có gọi là căn nhà hay đúng hơn là cái chòi che mưa nắng của vợ chồng hai  Tích , họ là cặp vợ chồng trẻ vừa gởi nhà và đứa con gái câm còn lại trong cái chòi lá bên bụi tre cạnh nhà bác...
     Thời gian ngược về dĩ vãng...Bác Bảy chèo đò cũng có cùng hoàn cảnh giống họ, gia đình bác ở tận trên mạn ngược, hàng ngày thằng Bảy cũng theo cha vào rừng đốn củi, đốt than với cha nó, thỉnh thoảng hai cha con đem than về bán ở phiên chợ , đi qua làng này, lúc đó còn thưa thớt lắm...
     Những người dân làng này hiền lành sống đạm bạc bên mấy công ruộng ít ỏi, người giàu có nhất làng , có nhiều mẫu ruộng cho thuê mướn cũng đếm trên đầu ngón tay, mà số người muốn mướn ruộng lại nhiều nên không đủ để đáp ứng nhu cầu cho mọi người,  đa số là họ phải đi kiếm ăn ở các vùng xa khi mùa lúa chín...
    Những lần đi bán than qua làng An Trạch cha con ông Bảy cũng có tìm vào các chủ ruộng trong làng hỏi thăm để thuê mướn vài công ruộng và đưa gia đình về đây sinh sống, nhiều lần như vậy mà vẫn chưa có.
     Một dịp may đến với gia đình ông bảy, lúc đó ông vừa 18 tuổi..., nhân một ngày gánh than đi bán với cha, ông được người nhà ông Cả, một người giàu có trong làng gọi đến mua hết hai gánh Than của cha con ông, để chuẩn bị đám cưới cho người con trai cả là cậu Hai kiệt sắp cưới vợ..
      Cậu cưới .con gái của một gia đình giàu có làng bên. , cậu cũng vừa tầm  tuổi với thằng Bảy,  nhưng vì con nhà giàu nên tướng tá chững chạc, duy có chút khác thường là cái đầu cậu to hơn bình thường
   " đầu to thường thông minh hơn người đầu nhỏ..." vì cái gì ở người giàu có cũng tốt đẹp hơn ở kẻ cùng đinh, điểm nổi trội của con người cậu Hai là ở chỗ này.Không biết cậu ăn học tới đâu nhưng cái nết ăn chơi thì cậu hơn hẳn mọi người, vì thế ông bà Cả là người giàu có nhất làng, cũng muốn cho con yên bề gia thất.


     Trong lúc ngồi chờ lấy tiền, hỏi thăm người gia nhân của nhà ông cả về vụ mướn ruộng làm rẽ và muốn vào ở trong làng này...Bà Cả nghe qua...hỏi cha ông có muốn vào làm trong lò đường nhà bà một thời gian để chờ khi nào bà lấy lại ruộng sẽ cho mướn sau...
      Gia đình ông chính thức dọn về làng này, dựng căn nhà lá bên môt soi đất xấu không trồng tỉa được của ông Cả...hàng ngày cha ông đi cho Che ăn ở lò đường nhà ông Cả, hết mùa đường mía thì đi làm thuê mướn khắp mọi nơi...một thời gian sau cha Mẹ ông qua đời, lúc đó ông là con trai trưởng nên bám trụ lại mảnh đất này...
     Ông đã lập gia đình với một thiếu nữ trong làng và sinh ra một đàn con tám đứa, bao diễn biến trong làng, những thân quen của mọi người trong ngôi làng bé nhỏ này ông đều biết rõ...một thời gian dài sống bằng nghề làm rẽ ruộng và đi cắt mướn...cũng không khá nổi, vợ chồng ông vẫn làm đủ mọi công việc khổ nhọc, cần cù , nhẫn nại, nhưng cũng chỉ nuôi được đám con bữa đói, bữa no, cưới gả được năm đứa, còn lại ba đứa đang ở nhà , theo học trường làng
     Nay đã ngoài năm mươi, gối mỏi, chân run, ông mới kiếm được chiếc ghe nhỏ, đưa khách sang sông  mỗi ngày...đến mùa nước lớn thì cũng có việc mỗi ngày, nhưng đến mùa nước cạn, con sông bày bãi cát trắng phau, dân làng  đi qua bãi cát, gặp chỗ nào có nước thì xăng quần lôi...thời điểm này ... như hôm nay, ông ngồi một mình...điếu thuốc rê trễ tràng trên môi....
    Ông còn nhớ như in, ngày đó ông chở một đôi trai gái còn trẻ lắm sang đò , dẫn theo một đứa con gái nhỏ lên năm, đứa bé mặt mày kháu khỉnh dễ thương lắm, nước da nó trắng mịn, cặp mắt đen tròn...mặc dù quần áo rẻ tiền, mặt mày lem luốc nhưng cũng không che dấu nổi nét tinh khôi của khuôn mặt đứa bé...Đứa bé gái ấy không nói được...Nó là đứa con gái duy nhất của vợ chồng hai Tích, nó được quen gọi là Con gái câm.
    Cặp vợ chồng hỏi thăm ông tên một người bà con của họ trước nay trú ngụ trong làng, họ muốn tìm đến đó để cậy nhờ vì họ không thể sống với cha mẹ ở một làng xa...Rủi thay gia đình mà họ muốn tìm lại đã dọn lên vùng Dinh điền xa từ mấy tháng nay...
    Thấy cảnh họ không nơi nương tựa,  vợ chồng ông đưa họ về nhà tá túc một thời gian, giới thiệu cho họ đi làm thuê , làm mướn trong làng... Và sau đó mấy người trong xóm cùng nhau dựng cho vợ chồng  Hai  Tích  một căn nhà lá nhỏ , xung quanh đắp đất, bên cạnh nhà ông bảy, một xẻo đất hoang cạnh bờ sông
.   Hàng ngày hai vợ chồng đi làm thuê, cắt mướn, ai mướn gì cũng làm, chịu thương chịu khó, ..tính tình hai vợ chồng lại rất hiền lành, gia đình ông Bảy coi họ như một người thân trong gia đình.

    Oan nghiệt...
Cuộc sống con người ta nếu không có những rủi ro, sóng gió vùi dập thì cuộc đời mỗi người cứ theo dòng chảy của cuộc đời mà êm trôi và không có những tiếng kêu xé lòng hay khóc than tận tuyệt...
    Cuộc sống đạm bạc của gia đình Hai Tích , êm đềm trong sự cần cù của họ  nên cũng chứa chan hạnh phúc vì họ rất yêu thương nhau và đứa con gái độc nhứt của họ tuy không nói được nhưng cũng rất ngoan ngoãn, phụ giúp cha mẹ việc bếp núc
      Hàng ngày con gái Câm vẫn ngồi vá lưới trong chái nhà bên cạnh con Chó vàng cận kề bên cô chủ nhỏ, vừa làm bạn, vừa âm thầm bảo vệ cô chủ mỗi lần có người vào sân nhà xin gáo nước ...Con Chó sẽ sủa vang và bên kia ông Bảy đang gát mái chèo nhìn sang thăm hỏi...
     Đứa bé câm ngày mới đến nơi này chỉ vừa tròn năm tuổi, thắm thoát mà nay nó cũng đã chạm tuổi  mười sáu trăng tròn, cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái, nhưng cảnh cơ cực của những kẻ nghèo hèn chỉ lo chạy ăn ngày hai bữa, cha Mẹ cũng không nghĩ là trong nhà có đứa con gái đang lớn dần thành thiếu nữ...
     Với nước da trắng hồng, cặp mắt đen nhánh, mái tóc dài mượt mà ...tuy chỉ che thân bằng những thứ vải thô rẻ tiền, nhưng nếu người nào nhìn mà không nghĩ bụng là " con nhỏ câm có nhan sắc mặn mà quá chớ"...
     Hàng ngày anh Hai Tích vào làm công ở lò đường của nhà Ông cả, Chị hai Tích thì đi cấy mướn khắp vùng, trong chái nhà  bên cạnh cây khế già , cô gái câm vẫn thường ngồi vá lưới mướn...cô lận trong túi áo lấy cái gương tròn ra soi qua soi lại hình bóng của mình trong gương..
     .Tuổi mới lớn với những ý tưởng chưa thành hình trong đầu óc bé nhỏ, cô nghĩ gì???cô mơ gì ???ở thời gian này.. cô mỉm cười với  bóng mình trong gương...
     .Đang mơ màng trong cảm giác lâng lâng theo hương thơm của hoa khế, của chút gió heo may...một bóng người ôm gọn cô gái ...
       Căn buồng tối om của cha mẹ cô., tối om, đồng lõa với giống người dạ thú...Kết thúc cuộc đời thiếu nữ cửa đứa con gái tật nguyệt, năm ấy cô vừa tròn mười sáu
     ..Tiếng giãy giụa, tiếng ú ớ...hòa với tiếng chó sủa nơi chái nhà, con chó vàng chạy vòng quanh nếp nhà tranh, sủa lên những tiếng bi ai...nó hực lên mấy tiếng khàn đục, đứt quãng....
     Thường ngày khi nghe tiếng chó sủa là ông Bảy chạy sang ...nhưng hôm ấy ông đi ăn giỗ ở nhà một người bà con ở làng xa hôm sau ông mới về  ...
      Chiều sẫm tối , anh Hai Tích mới về tới nhà, đang rửa ráy bên giếng nước cạnh hông nhà, không thấy con gái chạy ra cùng con chó vàng...anh vào buồng thấy con gái đang trùm mền, bếp lửa lạnh tanh, tưởng con đau anh đi lấy nồi bắt cháo..
        .Người vợ trở về nhà sau một ngày làm việc cực nhọc nơi nhà ông Cả bữa nay có đám giỗ , con cái gần xa, họ hàng, cháu chắt tụ về đông vui, chị phải rửa chén, dọn bàn từ sáng đến tối mịt, trở về nhà với mấy món ăn thừa mứa gói trong miếng lá chuối đem về cho chồng con...chị nào hay con gái chị vừa gặp một nạn tai, cả hai vợ chồng nào hay biết ...vô tình và mãi vô tình...Đứa con gái vẫn câm nín và mãi hoài câm nín.
     Hình dáng con gái câm mỗi ngày một nở nang và  biến chuyển theo năm tháng, nó thường lầm lũi và thấy có người vào sân là nó lẫn vào bụi chuối bờ cây, có lần bà bảy thấy nó ngồi trước một rổ khế chua ăn ngon lành, vạt áo cánh nâu lập lè không che hết cái bụng căng tròn, trắng hếu...bà giật mình về tỏ cho ông, hai ông bà rình coi và cùng giật mình thảng thốt, tai ương đã đổ tràn xuống đứa con gái tật nguyền...
     Vợ chồng Hai Tích kêu Trời không thấu...biết hỏi ai và ai là tác giả cái bào thai trong bụng đứa con gái tội nghiệp, tật nguyền....Vợ chồng ông và cả vợ chồng Hai Tích đập đầu kêu trời không thấu.
     Gần đến ngày sinh nở  của cô gái...cả xóm xót thương xúm lại che thêm một cái buồng riêng cho con gái câm nằm chỗ..
      .Ông Bảy và hai Tích lui cui dọn lại cái buồng của anh chị để lấy chỗ đặt thêm mấy cây tre lợp mái nhà , Bỗng anh hai Tích lượm được một cái ống điếu bằng ngà, có chạm vân nổi , đầu bịt vàng , anh đưa cho ông Bảy coi.
_ Bác Bảy ơi sao có cái ống điếu của ai tốt quá rớt dưới chân giường nhà con, bác lấy mà dùng
_ Trời Ơi....Trơ   ơ...ơ   ơ   Ời ơi   Oan nghiệt...oan nghiệt ...
Khi nhìn cái ống điếu, ông Bảy lạnh ngắt tứ chi...môi run lên lập cập...Ông không dám nghĩ tiếp, ông á khẩu. lắp bắp trong cổ họng....câu Hai Kiệt...
    Khi nhận ra cái ống điếu là của cậu Hai Kiệt, Ông Bảy như người mộng du, chân đứng không vũng, ông ngồi bệt ra đất, săm soi cái ống điếu ngà chạm trổ tinh vi, ông vò đầu , bứt tóc....
    Mỗi khi về nhà cậu hai Kiệt hay đi ra thăm lò đường, râm vào các nhà có đàn bà con gái...Mua vui chốc lát bằng tiền bạc hay bằng uy hiếp sẽ cho lấy lại đất đai... những bổn cũ m4i sao lại theo tháng năm...
     Mỗi khi đi qua căn nhà Hai Tích, cậu hay đứng lại hỏi thăm ông bảy và vuốt đầu con Gái câm...miệng phì phèo cái ống điếu ngà , lúc nào cũng trễ nãi trên khóe môi, cái đầu to quá khổ không còn sợi tóc, che phủ bằng cái mũ ca rê...
     Hình dáng quen thuộc của Cậu hai Kiệt vẫn như in trong tâm trí ông, sở dĩ mọi người gọi là cậy Hai Kiệt vì ông bà cả vẫn còn,  chứ thực ra cậu cũng đã ngoài tuồi năm mươi, gia đình cậu sống ở thành phố, cậu có hai người vợ,  cả hai đều không sanh con trai...một đàn con gái của hai bà cọng lại cũng tám đứa...cọng thêm mười mấy đứa cháu ngoại sống ở thành phố
     Ngồi nhìn cái hố sâu mà người trong làng đã xúm nhau đào lên bện với rơm khô trét xung quanh căn buồng cho con Gái câm nằm chỗ., cái cảm giác như chính là mồ chôn của cuộc đời nó và cả tâm hồn ông, chán chường ngập ngụa, ông đập đầu mấy cái vào cột nhà côm cốp...
     Anh hai Tích vẫn hiền lành không hề nghĩ gì về vật lạ trong nhà, bản chất hiền lành vô tư cố  hữu.của kẻ chân quê.
..Lòng ông bảy đau xót như ai xé lòng ông ra từng mảnh, ông bải lải ra mé sông, cái ống điếu lợn cợn trong túi áo, ông moi trong mũi cái sõng nhỏ lấy chai rượu đế ra tu hết một hơi dài, ông nằm ngã ngửa trên bãi cát...than trời trách đất rồi thiếp dần ...
Thắm thoát cũng tới ngày con Gái câm nằm chỗ, nó sinh một đứa bé trai, hai con mắt nó cũng tròn to như Mẹ nó, nước da trắng bóc, càng lớn nó càng dễ thương và đặc biệt là cái đầu nó to hơn bình thường, ai ai cũng khen thằng nhỏ dễ thương và dễ nuôi chóng lớn...
    Mỗi ngày hai mẹ con chơi với nhau ở nhà , vợ chồng hai Tích đi làm về  là quanh quẩn bên đứa cháu nhỏ, niềm vui rộn rã của cả hai nhà và mấy người hàng xóm, không ai phỉ báng đứa con gái tật nguyền mà chỉ oán trách người gây nên tội nghiệt. mọi người đều thương cảm góp chút quà cho thằng Thiên , Tên mà Ông Bảy đặt cho nó, nó là đứa con trời cho nên đặt tên này là thích hợp nhất.
    Trong số những người ghé thăm mẹ con thằng bé Thiên có anh Tư Nghĩa, làm thợ máy trong lò đường là thường xuyên mỗi ngày, khi thì quà bánh, lúc quần áo cho Mẹ cho con, một thân một mình lại có nghề thợ máy,  khuôn mặt anh rỗ hoa mè, không đẹp trai nhưng tấm lòng anh rất tốt, thấy cảnh mẹ con của cô gái câm anh động lòng thương và " phải lòng cô gái câm tự bao giờ."...nhưng anh cứ lặng câm nhìn hai Mẹ con mà lòng âm thầm không dám tỏ.
      Một buổi chiều kia, khi cô Gái câm đang tập cho thằng Thiên đi bước đầu tiên chập chững...
Bỗng một người đàn ông ăn mặc sang trọng bước vào sân, dáng người bệ vệ cái đầu to quá khổ, cái ống điếu trễ nãi bên khóe miệng...Cô gái câm chập choạng, hoảng hốt bồng con chạy trốn vào bụi chuối bên hông nhà Ông Bảy, mấy con Chó chạy ra sủa vang , bước chân ông tới đâu là chúng đuổi theo tận chỗ...người đàn ông  sang trọng lùi dần và té xuống cái ao nước đọng trước nhà , cái hố mà dân làng moi đất làm nhà cho anh chị Hai Tích, vũng nước ao tù làm lấm lem thân xác to đùng của ông, đám chó  vẫn hùa theo sủa vang xóm...chất bùn đất bện sệt, chất rêu bám vào đám tre ngâm dưới ao níu giữ tấm thân mập ú của ông nhà giàu bịn rịn...
    Ông Bảy nghe tiếng chó sủa vang rền chạy sang...nhìn cảnh cậu Hai Kiệt chỏng chân, chới với trong ao nước đọng...hình ảnh thật khôi hài  ông ghi nhận được ...làm ông thấy hả lòng...Cậu hai Kiệt bị cụp xương sống không đi được vì tai nạn hôm ấy...nghe đâu chạy chữa lâu ngày mới ngồi được trong chiếc xe lăn...nhưng tuyệt nhiên không làm khó nhà Hai Tích.
     Hôm sau ông thơ thẩn bên sân nhà Hai Tích, ông lại nhặt được một cái ống điếu ngà lăn lóc trong lùm cây Thu đủ dầu, cũng cái ống điếu ngà chạm trỗ tinh vì có bịt vàng ở đầu...Một bằng chứng cho một tội danh mà chỉ mình ông và chủ nhân kia biết, ông ngậm miệng không sao nói được, nỗi căm hận ngút trời mà chỉ mình ông canh cánh...Ông cất hai cái ống điếu vào cái hộp sắt, như cất dấu một tội đồ trong lao tù mà chỉ mình ông là người cai tù biếng nhác.....
    Hiểu thấu nỗi lòng Tư Nghĩa chính ông đã gợi ý cho vợ chồng hai Tích gả cô gái câm cho người thanh niên hiền lành tốt bụng, từ đó thằng Cu Thiên bập bẹ tiếng nói đầu tiên những tiếng ba...ba, dễ thương và đầy ắp tình người...Một mái gia đình gồm năm người sẻ chia đùm bọc nhau trong căn nhà ngói cùng nhau xây  cất bằng công khó  của mọi người , tiếng bi bô của đứa trẻ lên ba và đứa em sắp chào đời trong sự chờ đợi của mọi người. lần đầu tiên ông nhìn thấy nụ cười nở trên môi của đứa con gái câm...lúc ấy cô vừa tròn hai mươi tuổi.

  Oan Trái...
Cuộc đổi đời nâm 75...môi người chạy tứ tán vì tiếng súng, Tư Nghĩa theo bạn bè đi làm ăn xa, một hôm anh trở về nhà muốn đưa vợ vài con đi di tản, mặc dù cha mẹ vợ không muốn cho đi nhưng vì muốn thay đổi cuộc đời và quên đi những mặc cảm của vợ, anh đưa vợ con theo làn sóng người bỏ nước ra đi..
    Hai vợ chồng với đứa con trai lênh đênh trên biển cả, đến trại tị nạn người vợ lâm bệnh và qua đời trên đảo...chôn cất vợ xong anh được giấy gọi cho định cư tại Mỹ...Anh bùi ngùi ôm  đứa con thơ lưu lạc xứ người...
    Hai mươi năm sau...thời gian dài đủ để làm một đứa bé trở thành một thanh niên chững chạc, đủ để một người già muốn quay gót trở về cố quận, một mình sống và làm việc để mưu sinh và nuôi con thành tài. ..không bao giờ ông nghĩ đứa bé ấy không phải là con ông và ngược lại, đứa con trai tên thiên rất mực hiếu thảo.
    Bây giờ cậu con trai lớn của ông là Cu Thiên đã ra trường là một kỷ sư về điện toán, và đã có bạn gái , chúng quen nhau trong trường đại học, biết con có người yêu, ông cũng không cấm cản và mong con sớm thành gia thất.,  gia đình đứa con gái lại còn  lại nơi quê nhà , cô chỉ ra đi với Mẹ và mấy chị em, người cha vì bệnh tật không đi được...Hôn lễ sẽ cử hành tại nhà cha Mẹ cô gái.ở một làng quê miền Trung.
     Ông tư Nghĩa lần đầu tiên trở lại Việt nam để cưới vợ cho con, chiếc xe của nhà đàng gái mướn đón cha con ông và đứa con dâu tương lai đi từ sai gon về tận làng quê...những cánh đồng, những căn nhà bây giờ mới tinh, như thay da đổi thịt, ông mơ màng nhắm mắt vì đường xa ...khi chiếc xe dừng lại nơi bến đò xưa.
ngôi nhà gạch ngày xưa cha mẹ vợ ông  kia rồi, Ông chạy vào nhà như ngọn gió ùa vào....bài vị vợ chồng hai Tích trên bàn thờ làm bủn rủn chân ông... như một định mệnh quay ngược lại thời gian nào...
.Ông muốn hai con về nhà đàng gái trước rồi ngày mai mới trở lại đón ông..Quả tình Tư Nghĩa cũng nào hay biết con trai mình lấy vợ ở làng này, ngôi làng mà ngày xưa đã cho ông bao kỷ niệm, nơi mà ông đã bỏ ra đi hơn hai chục năm qua...Đêm hôm ấy ông ngủ ở nhà ông Bảy, kể cho nhau bao dâu bể cuộc đời....
  Khi chiếc xe nhà đàng gái sang đón ông đi qua những con đường quen thuộc, làng xóm bây giờ thay áo mới, những con đường làng trãi rộng bên mùi hương lúa mới...Bỗng giật mình vì xe đậu trước nhà người chủ cũ của ông...
   Đám cưới đang diễn ra, chờ đón họ đàng trai chỉ mỗi mình ông...người đàn ông ngồi trong chiếc ghế bành nơi chính giữa phòng khách là Ông hai Kiệt...
  _Xin chào anh sui, tôi bị đau cái lưng mấy chục năm nay, chỉ ngồi một chỗ, không đứng dậy được mong anh sui bỏ lỗi.
   _ Trời ơi cậu Hai Kiệt, tui là Tư Nghĩa , thợ máy đây, ông không nhận ra tui sao ???
ông già chủ nhân ngôi nhà và là cha của đứa con gái đưa cặp mắt già nua nhìn kỹ người đối diện, những nốt rỗ trên khuôn mặt người đối diện, gợi nhớ một quá khứ xa mờ....
   _ ông là Tư Nghĩa, rể   rể  nhà  Hai Tí    i...í ch    ???
   _ Đúng vậy, thằng Thiên là con tui...nó là con rể ông sao ooo????
   _No   ó...là con    con     con   con     ga   i    i  ...ca    a   âm...
 tiếng nói ông già đứt quãng...thều thào...ông ngã gục trên sàn gạch nhà ông...   cái ống điếu màu trắng ngà lăn lóc trên thảm hoa ngày cưới... , lạnh lùng , bất động...Ông bị nhồi máu cơ tim qua đời....
     Cái tin ông chủ lò đường bị trúng gió chết trong ngày cưới đứa con gái Út của ông...lan nhanh và đến tai ông Bảy....Giữa lúc ông đang với tay lấy cái hộp sắt có đựng hai cái ống điếu ngà .... lăn lóc chỏng chơ trong kẹt tủ,  chiếc ghế đẫu ngã nghiêng ông té nằm trên nền nhà , hai cái ống điếu bằng ngà , vật chứng của một tội đồ... rời khỏi hộp sắt...
     Ông muốn kể cho Tư Nghĩa nghe về lai lịch của đứa bé trai tên Thiên mà ông đã đặt tên cho nó...trong tối nay khi anh trở lại nhà ông sau tiệc cưới...
    Ông bảy chao đảo và gục ngã giữa nhà, đánh rơi chiếc hộp sắt đựng  hai cái ống điếu ngà...Ông ra đi ôm theo một bí mật chưa tỏ cùng ai, nỗi oan trái của một kiếp nghèo...chưa một lần lật mở....
    Ngọn gió chướng chiều nay thổi mạnh, tung những miếng giấy vàng bạcđắp kín trên ngôi mộ Hai Kiệt trên đồi cao...bay thấp thoáng sang ngôi mộ mới của người chèo đò câm nín...chịu đựng và oan trái.......mỗi người đã  mang theo xuống tận đáy mồ.. những oan trái của cuộc đời, chìm sâu dưới lòng đất lạnh ...
      Gió trên bến sông chiều nay  vẫn thổi, lạnh lùng và vô tình....cuồng nộ...

       Atlanta Sept.18th10
                                     Nguyên Hạ-Lê nguyễn



      
    

   

5 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cuộc đời luôn lắm đổi thay không ai ngờ được!câu chuyện có oan trái ,nhưng một kết thúc....của thế hệ sau được vui vầy,thành đạt ...cũng là điều đáng mừng rồi!Tiền hung hậu kiết....

NGUYENPHUCL

Nguyên Hạ - Lê Nguyễn nói...

Đây là chuyện kể lại của một người dân địa phương với các nhân vật trong câu chuyện...tác giả thay đổi một chút tình tiết, cho không động chạm đến cá nhân nào và o ám chỉ ai .
tác giả

Nặc danh nói...

Nhận xét trước tưởng NH đã viết xong nhưng thực tế là tác giả chưa viết xong nên nhận xét chưa chính xác! bây giờ tác giả mới viết xong....
mới thấy rõ đúng là oan nghiệt rồi! dzậy là 2 trẻ là anh em cùng cha khác mẹ lấy nhau& cả 2 nhân chứng đều mang xuống tuyền đài bí mật ấy!

Nặc danh nói...

Bài viết của bạn mang tính triết lý và dạy cho con người biết sống có đạo đức làm người..có thể có người cho là không có hậu...nhưng cuộc đời có những cái không có hậu gấp trăm lần như thế đó, tôi thích đọc những bài bạn viết...nó đi vào lòng người và nhớ mãi...chúc bạn thành công với ngòi bút của bạn
Bến xưa

tiengthoigian nói...

"Nỗi cô đơn pha nhạt với nắng chiều
Hoàng hôn phủ....mình ai thơ thẩn nhặt..."
Tình lên men sương đọng buổi ban mai
Trưa chang nắng...mình ai lóng ngóng tìm...