Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

MẸ.....    .MOMMY.........MAMA......MÁ......MOTHER......MAMAN

Tất cà những chữ viết thân thương, những từ ngữ phát ra từ môi mỗi người bắt đầu bằng chữ M.
Nhưng chữ Mẹ phát ra từ môi của nhũng người Việt Nam vẫn nghe ấm nồng và thân thương nhất vì tôi là người Việt Nam, tôi có người Mẹ Việt Nam sinh ra tôi và tôi thừa hưởng di sản quí báu ấy của người và tôi cũng đã làm công việc thiêng liêng ấy giống như người...

Chúng ta là những người Mẹ Việt Nam. 
Tôi không phải là một nhà Văn lỗi lạc , một nhà Thơ giỏi giang ...Không thể dùng hết những từ ngữ, chữ viết hay nhất để diễn tả hết những tinh hoa, những con chữ sâu lắng hay hùng hồn nhất để trang trọng nói lên những niềm vui, nỗi lòng ngưỡng mộ viết hết tâm tư mình khi nhắc đến hai chữ "NGƯỜI MẸ" và nhất là người Mẹ Việt Nam trên trang viết này nhân ngày lễ mà tôi sắp trình bày.

Ngày lễ    "MOTHER!S DAY"

Ở Việt Nam chúng ta thường vinh danh người Mẹ vào ngày lễ Vu lan. hay còn gọi là mùa báo hiếu, vào ngày này ....tại các chùa chiền hay tổ chức những buổi thuyết trình hay ca hát, ngâm thơ, tất cả những bài hát về Mẹ...và gắn lên ve áo các bà mẹ những bông hoa hồng  cho những người đã làm Mẹ:

Hoa màu đỏ cho những ai còn có Mẹ.
Hoa màu trắng cho những ai không còn Mẹ

Những bông hoa từ tay ai gắn lên ve áo của các bà mẹ thật bình thường như một việc làm tự nhiên và không chút xúc cảm về màu sắc..
   .Nhưng đến một ngày nào đó....Cũng trên ve áo mình nhận bông hoa màu trắng ấy....Nỗi hụt hẩng của đứa con mất mẹ, nỗi trống vắng tâm hồn về một tình thương bao la đã vụt bay xa, tâm tư của người con mất mẹ sẽ cho ta nỗi thống khổ ngút trời...

    Một cuộc tình đã ra đi...chúng ta sẽ tìm thấy một cuộc tình kế tiếp, cuộc sống và tiền bạc có ra đi khỏi tay ta ...Chúng ta sẽ tìm lại được bằng chính đôi tay mình..
   Nhưng khi đã mất đi Cha Mẹ...Ngàn đời ta vẫn là kẻ mồ côi.tình thương ấy không bao giờ còn có nữa.

   Trong văn chương Việt nam của chúng ta có câu:

    Mẹ già như chuối ba hương
    Như xôi nếp ngọt như đường mía lau

    Mẹ chính là sự ngọt ngào, thấm dậm trên đầu môi của mỗi chúng ta , gần gũi ta trong mọi thời gian trong cuộc đời.

    Những người Mẹ Việt Nam của ngày xưa qua bao thời đại vẫn là tấm gương sáng ngời, chịu thương chịu khó, thắt lưng buộc bụng lo toan cho đàn con không quản ngại  nắng mưa, những người mẹ quê không biết dành cho mình miếng ăn ngon, không bao giờ nghĩ cho thân mình, tất cả cho đám con thơ dại.

   Tác phẩm Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn nhắc nhở chúng sinh phải biết phận sự của con cái với cha mẹ đã luôn đi vào lòng người như một bài học cho mỗi đứa con.

   Hay những bài Trường ca Mẹ cũng là những ngôn ngữ của văn chương nhắc ta nhớ về những công khó và tấm lòng của mẹ cho con, những người mẹ Việt Nam chân chính

     Mẹ Việt Nam không son không phấn
      Mẹ Việt Nam chân lấm tay bùn.

Những người Mẹ quê của ngày xưa và cả ngày nay cũng được nhạc sĩ y vân viết lên bài ca Lòng Mẹ, bài ca này đã đi vào lòng tất cả những người Việt nam, cho dù ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, những người dân Việt khi nghe bài hát này đều thấy lòng rưng rưng và nỗi xúc cảm dâng trào ...

Lòng Mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào...
.Lòng Mẹ tha thiết như làn gió lùa rì rào...

    Những người Mẹ trên biển Đông cũng đã đi vào truyền thuyết, những người Mẹ đã từng cắt tay mình chảy máu cho con thơ được no lòng qua cơn đói khát, những người Mẹ xả thân bảo vệ con mình  trước nanh vuốt của bọn khát máu hung tàn trên biển Đông không quản ngại thân mình qua những lời kể lại của các thuyền nhân hay nhũng gương hy sinh trên khắp cùng trái đất...

     Những bà mẹ khi qua được được đất nước tự do, làm tất cả mọi công việc khó nhọc , gom góp tiền bạc và tìm mọi cách giúp con mình vươn lên trong cuộc sống ...mà không hề nghĩ cho thân phận mình.

   Những gương sáng và những tấm lòng  hy sinh cho con trẻ của các bà Mẹ Việt Nam, cũng được nhắc nhở qua bao giấy mực, nhưng thực tế những đứa con của mẹ, những con người bằng xương bằng thịt do mẹ tạo ra cũng chưa mấy ai làm nổi cho mẹ một nụ cười trọn vẹn...

Câu nói nào vẫn còn vẳng bên tai ta :"Nước mắt không bao giờ chảy ngược".
Cũng để nhắc nhở mọi người nhìn lại mình trong cuộc sống xử thế cho phải đạo chứ không phải là sự bất biến của cuộc đời, trong những kinh nghiệm và triết lý sống của bản thân con người ...

   Trong cuộc đời thường của người dân Việt, theo nếp sống của những con người Á Đông, cha mẹ và con cái có thể chung nhau một mái nhà, những ngôi nhà cổ hay những gia đình Việt nam vẫn sống chung ba bốn thế hệ hay thậm chí năm hay sáu thế hệ chung một mái nhà...
   Thường gọi theo từ Hán Việt là tam , tứ,  ngũ...đồng đường...
Tứ đại đồng đường hay Ngũ đại đồng đường...Là một phúc đức cho họ tộc đó, vì ông bà cha mẹ , con cái, cháu, chắt...Sống chung với nhau trong một mái nhà.

   Nhưng chuyện ở bên ta không mấy khi xảy ra ở các nước Âu Tây, khi  đời sống văn minh và  ai cũng thích cuộc sống riêng tư và những điều kiện vật chất dư thừa, mỗi con người muốn hưởng trọn những lạc thú riêng mình, mặc dù cha mẹ cũng dưỡng nuôi con cái cho tới ngày thành đạt hay cũng có những cha mẹ chỉ lo cho con trẻ đến tuổi 18 là cho chúng ra góp mặt với đời, tự do bương chải, tự do quyết định cuộc sống của mỗi người.

    Những con người chúng ta, nhũng ai không hiếu với đấng sinh thành thì cũng chỉ là những con người không làm nên công trạng gì cho bản thân và xã hội, những con người đáng phỉ báng và không đáng làm người
   .Đó là chuyện của ngày xưa...nhưng chuyện của bây giờ cũng vẫn có gì nghe là sai đâu khi là một con người có cái "TÂM".

    Vì thế chuyện nói về cha mẹ và tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ là chuyện hiếm thấy trong xã hội tự do bình đẳng của các nước phương Tây.nhưng khi ai trong chúng ta đọc được chữ 'Quốc Ngữ" tức là ta vẫn là người dân Việt.???

   Khi con cái đã trưởng thành, mỗi người tự tìm một chỗ ở của riêng cá nhân đó, tự quyết định lấy cuộc đời của mỗi người, tự do tìm bạn và tự do kết hôn và tự do ly hôn khi không còn thấy thích hợp với người bạn tình mà họ cảm thấy không thích hợp nữa.

     Riêng phần cha mẹ dù già hay trẻ cũng tự giải quyết lấy cuộc sống của họ, nếu chẳng may một người đã sớm ra đi hay không sống được với nhau đến phút cuối cuộc đời thì cũng tự đảm đang lấy những sinh hoạt của mình ..
    .Vì thế cái cảnh một người sống trong một căn nhà và chỉ mỗi một người trong căn nhà của mình, ra vào cũng chỉ một mình, ốm đau thì cũng chỉ một mình vào bệnh viện hay tự động tìm cho mình một chốn yên thân, gởi mình vào các viện dưỡng lão để xung quanh có những người cùng cảnh ngộ với nhau cho khỏi tủi lòng ....Và từng ngày:..vẫn mỏi mắt mong đợi những đứa con.

     Hái sao đang chớp trên trời
    Trăng soi bóng nước, cỏ mời dấu chân
     Bước đi những bước âm thầm
     Gió lay bóng lá, cõi người cõi ta....

Trong một năm ở đây cũng có hai ngày lễ để tưởng nhớ đến Cha Mẹ, đó là ngày lễ :

        "Mother!s day" và ngày lễ  " Father!s day "

     Ngày lễ dành cho Mẹ rơi vào ngày 14 tháng năm năm nay , khi đến ngày này các con cái thường mua một tấm thiệp chúc mừng Mẹ :"HAPPY MOTHER!S DAY" và một món quà gởi về cho Mẹ, có thể là một túm hương thơm, một bó hoa , một túi xách hay một bộ quần áo hoặc một cái gilft card , có thể mua bất cứ lúc nào mẹ thích và vật gì mẹ thích....Và với người cha cũng vậy...

       Sự biểu lộ tình cảm của con cái nơi chốn văn minh này cũng thể hiện qua từng ấy sự việc...sau ngày lễ những bậc làm cha mẹ cũng chỉ ngậm ngùi mân mê những gì mà con cái ban tặng cho mình...đôi khi bận rộn với công việc chúng quên mất cái ngày "Báo hiếu " này thì những bậc làm cha mẹ cũng chỉ ngậm ngùi "thông cảm" cho đám con mình.và vui lòng dấu tiếng thở dài vì không thấy bóng con trở  về .mái nhà xưa.

     Tấm lòng của những bậc làm cha mẹ thì muôn đời vẫn rộng mở và lúc nào cũng ki cóp vun quén cho các con, dành hết mọi sự tốt đẹp cho con trẻ, nhất là những bậc làm cha mẹ là người Việt Nam, suốt đời cặm cụi, hy sinh tất cả cho đàn con, mong cho các con thành đạt và có cuộc sống và chỗ ngồi vững vàng trong xã hội văn minh..

     .Sau khi chúng đủ lông đủ cánh thì xin trả chúng về cho nước Mỹ và những đứa con mang dòng máu da vàng mũi t
      Nhưng ngày nay ... chúng đã dùng phương pháp giải phẩu tiến bộ nâng mũi lên thật cao giống người phương Tây nên cũng sinh hoạt giống kẻ phương Tây.

    Những bậc cha Mẹ Việt Nam vẫn biết trước những oái oăm của cuộc đời nên đa phần cũng muốn lui vào bóng tối, nhường ánh sáng văn minh cho con trẻ trong sự cam chịu và hảnh diện vì đã có những đứa con giỏi giang do mình sinh ra, vẫn vui vẻ trong cam chịu và không tiếng thở than, và vẫn hòa niềm vui khi mỗi lần nhắc đến những đứa con...
   
       Chính chúng là do  từ bàn tay mẹ đã dưỡng nuôi cho đến ngày thành đạt.

Mẹ vẫn biết :
     Con sông nhỏ không trở về nguồn
     Nước vẫn chảy về lòng biển lớn
      Mỗi nhánh sông ...Dòng sông của Mẹ
     Hòa biển đời... Lòng Mẹ  bao la.

    Những tấm lòng của các bậc làm cha mẹ không bao giờ muốn lụy phiền cho con cái, chính là những đức tính mà chúng ta đã học tập từ cha mẹ chúng ta của ngày xưa, những cha mẹ Việt Nam của những ngày xưa xa lắc xa lơ..

    .Những cha mẹ quê của chúng ta ngày cũ mang bản chất chân quê, suốt đời bên bờ tranh ngõ cụt , một nắng hai sương, chạy bữa ăn cho chúng ta mỗi ngày, kiếm miếng cơm bằng mồ hôi nước mắt...nên những người làm cha mẹ thế hệ chúng ta vẫn hằng tưởng nhớ cha mẹ mình và trong tâm luôn nhớ về công ơn khó khổ ấy :

Mẹ tôi đó :
     Chẳng ngại nắng mưa luôn ngửa mặt
    Nhọc nhằn trĩu nặng cả đôi vai

    Ví như con đổi thời gian ngược:
    Đổi cả nhân gian : Tiếng Mẹ cười

Ngày xưa con không biết có ngày lễ Mother!s day để dâng lên mẹ những bông hoa Sen tinh khiết, những đóa Hồng ngát hương.

Bây giờ con chỉ biết gởi lên bàn thờ mẹ,  những bó hoa mà các con của con gởi về biếu mẹ chúng  :

LÀ CON CỦA MẸ

Bây giờ con xin mượn ngày này dâng lên Mẹ những hương hoa thế tục gởi  Mẹ  :

NỖI           LÒNG       CỦA            NGƯỜI            MẸ           VIỆT           NAM


Atlanta    Ngày 6 tháng năm 2017   

 Nguyên Hạ_Lê Nguyễn

Không có nhận xét nào: