Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

NHÀ NGÓI CÂY MÍT


               ( Viết tặng:V X M )


_Ê, mấy bữa nay có dzìa quê hông?
_Chưa,  tuần sau lận.
_Ừ, dzìa trển nhớ tới chỗ cây mít coi nghen
_Coi gì ở đó?
_Thì cứ tới chỗ cây mít gần giò nước , coi rồi biết

 Sau khi buông mấy câu nói trổng không , thằng Minh đạp xe về hướng Ghềnh ráng.
 Hân lầm bầm trong miệng mấy câu.
_Hổng biết coi gì ở đó nữa, tự nhiên dzìa trển coi...

    Hai đứa nhỏ vẫn chơi thân với nhau từ ngày còn rất nhỏ, ngày trước mày mày tao tao...chia nhau từng cục kẹo tán đường, chạy chơi cùng khắp, không ngại ngùng...
   Bỗng khi bắt đầu vào trường Trung học mấy năm.
   Khi thằng Minh thi rớt trường công vào học trường Lasan và con nhỏ cũng rớt luôn đệ thất phải vào trường Trinh Vương, hai ngôi trường xa nhau diệu vợi với những bước chân quá ngắn của hai đứa nhỏ, hàng ngày phải lo bài vở và chúng cũng không qua lại thường xuyên như những ngày chúng còn chung nhau một mái trường tiểu học Mai Xuân Thưởng.

   Thi thoảng thằng Minh chống chân xuống đất, ngừng xe đạp trước nhà hỏi trông trổng, khi mỗi lần thấy con nhỏ lượn lờ trước sân.

_ Ê, sao bữa nay hổng đi học?
_ Ê, ăn cơm chưa?
_ Ê , chừng nào dzìa quê ?
_ Ê, Tháng này đứng thứ mấy?
_ Ê, biết bơi chưa?

   Những câu nói không chủ từ, không tên gọi, không mầy tao mi tớ như xưa, có lúc con nhỏ Hân chỉ bỉu môi mà không thèm trả lời, cái mặt thụng thụng không bằng lòng, nhưng nó cũng không biết là không thích cái gì, không ưa cái gì khi mỗi lần thằng Cu Minh bạn nó ghé ngang thăm hỏi.

_  Hỏi, hỏi...Ê ...Ê...dzô dziêng thì thôi

   Tuy không vui nhưng tuần sau khi đem thức ăn về nhà ngoại, nó vẫn tới chỗ cây mít gần giò nước nhà Ngoại, nó quan sát xung quanh, nhìn ngang nhìn ngửa...Tuyệt  nhiên nó không thấy gì cả...

   Vẫn chỉ là cây mít nghệ cao to, đeo quanh là những trái to bằng bắp chân người lớn, lủng lẳng quá đầu con nhỏ chỗ cháng ba, còn phần dưới là những dzái mít đan xen cùng những lá...
    Thường vào mùa Xuân thì mít ra quả và bắt đầu ươm roi vào giữa mùa Hè, bây giờ đã là cuối tháng Tư, những trái mít vẫn xanh màu sáng đẹp, những lá mít láng lẫy, trộn lẫn những quả lớn quả nhỏ lủng lẳng khắp cành và sáng nào cũng vang rộn những tiếng chim ríu rít rộn ràng.

    _ Mít chưa chín đâu con, tháng sau may ra mới có trái chín, tuần trước thằng Lâm, có dẫn về mấy thằng bạn, leo lên bắt chim ở trển cả buổi, lũ nó đi tắm sông rồi đạp xe về.
    _ Bắt được nhiều chim không mợ?
    _Mợ hổng biết, chỉ thấy hai ba đứa leo lên cây mít, cây khế, phá phách rồi đi.


****

    _Sao??? dzìa trển thấy gì hông?
    _Hổng thấy gì hết trọi, chỉ thấy mấy cái dzái mít với lá, còn mít chưa chín.
    _Có leo lên cháng ba coi hông ?
    _Trời đất, sao tui leo lên được, mà để gì trển?
    _Hổng leo lên cháng ba cây mít sao thấy gì, thâu như không.

Rồi nó đạp xe chạy tuốt, con nhỏ lại lụng thụng đi vô nhà , miệng lẩm bẩm

    _ Đồ dzô dziêng, hổng biết để gì trển mà hổng nói, ai biết gì.


****
   _ A lô, A lô, có phải số điện thoại này của Hân Không ?
   _ Xin lỗi, tôi đang nói chuyện với ai đây?
   _Minh đây, bạn của Lâm, ngày xưa nhà ở đường Bạch Đằng đó, Hân nhớ anh không?
   _Trời đất, anh Cu Minh đó hả? sao biết mà gọi? bây giờ anh ở đâu?
   _Anh đang ở Cali, hổm dzìa Việt Nam, ghé tìm nhà cũ của em, bây giờ dời qua bên kia đường, chị em cho.
   _Anh qua lâu chưa? đang làm gì bển
   _ Anh qua năm 75, làm gì đâu, thất nghiệp, gọi thăm em ...

   Sau cuộc nghe và nói trong điện thoại hôm gặp lại anh, Hân chợt hình dung ra những câu nói trổng không của hai đứa ngày mới lớn, rồi những năm tháng sau đó... Họ lớn dần theo năm tháng và càng lớn hai đứa lại càng không gặp nhau, câu chuyện Minh bảo Hân về quê ngoại "coi chỗ cây mít " cũng đi vào lãng quên, cùng đứt đoạn ở những câu nói trổng...

    Bây giờ sau hơn bốn thập kỷ đi qua, năm tháng đã làm thay màu lên mái tóc, cuộc đời mỗi người đã qua những truông dài vô định và họ đã quên mất những tháng ngày tuổi thơ bé dại, như một thoáng chuyện đời bình thường và không dấu ấn...
  Bỗng bây giờ gặp lại nhau qua điện thoại, bỗng anh em ...như thân thiết tận bao đời...Hân bỗng mỉm cười vui và cũng mong chờ những tiếng reng reng....

  Con số (714) hiện ra cũng làm vui lòng Hân khi biết chính là con số của Minh

 _Hổm dzìa Việt nam em có leo lên cháng ba cây mít coi hông?
 _ Rồi, nhưng cây mít chỗ giò nước bị mưa lũ làm tróc gốc, cậu em cưa làm ba khúc mà hổng thấy gì hết.
_Trời ơi, uổng công ngày đó anh leo lên khắc tên em và tên anh lên trên chỗ cháng ba, còn có khắc thêm hai trái tim hai đứa mình nữa.
   Ngày đó anh thích về quê sống nên định cùng em lập nghiệp ở quê, làm ăn lâu ngày mình cũng có "Nhà ngói cây mít ".
_ Trời đất sao hồi đó anh nghĩ chi cho xa, sao hổng vẽ đại cho em cái nhà gạch trong miếng giấy đưa cho em là em biết rầu, sao nghĩ chi chuyện "Nhà ngói cây mít " làm chi , em nào biết gì.
_Ừ hén, sao hồi đó nhát quá, hổng dám nói gì hết trọi.
_Thì anh là "Con thỏ đế" mà...
       Cả   hai  cùng cười vui, và thỉnh thoảng vẫn gọi cho nhau trong niềm vui giòn tan, nhắc cho nhau những chuyện vui ngày cũ...
_ Nhắc chuyện cây mít vườn nhà Ngoại em , anh còn nhớ lần mấy anh trèo lên cây mít đóng vai "Cây Mít"?

    Trong vườn nhà Ngoại Hân có nhiều cây mít, mỗi cây cứ đúng ba năm vào mùa Xuân là kết quả, nhưng nếu ba năm mà không có trái là vào dịp hè , người nhà sẽ làm một bữa tra khảo cây mít.
   Mấy đứa con trai trèo lên ngọn cây, chủ nhà dùng gậy và đámh mạnh vào thân cây, tra hỏi rằng :

_ Tại sao mày không có trái??? mấy đứa núp trên cành cao đồng thanh hô to:
_Dạ thưa sang năm tôi sẽ cho nhiều quả
_Nếu sang năm mày không ra quả tao sẽ đánh mày như thế này...

   Chủ nhà hợp cùng bọn trẻ dùng gậy gộc, dao phay đâm vào phần dưới gốc cây mít cho chảy mủ tứ tung, mấy đứa núp trên cây khóc la xin là sẽ có trái vào mùa sau...
   Quả đúng như lời cây mít hứa...Mùa sau cây mít ra rất nhiều quả, chi chít chỗ cháng ba và phần dưới gốc cũng dày đặc những dzái mít .
   Và khi chủ nhà, hay người trồng cây mít ấy chết đi, những dải tang trắng cũng cột quanh thân cây , cho cây mít cũng để tang cho gia chủ, nếu không làm như thế thì sau đó cây mít cũng sẽ chết theo người đã mất.
   Lời truyền này không biết là đúng hay sai nhưng cũng mang giá trị đạo đức giữa người và cây cỏ hay vật nuôi trong nhà gắn bó nhau là thế đấy.
   Họ thường nhắc cho nhau về những kỷ niệm buổi thiếu thời, những buồn vui trong cuộc đời đã đi qua...
Sau những lần gợi nhớ, Minh vẫn thường hay đùa với Hân khi cuối lần nói chuyện qua phone, pha lẫn tiếng cười.

   _Lần sau về Việt Nam nhớ tìm cho ra chỗ anh khắc tên hai đứa mình của bốn mươi năm trước nghen em.
   _ Biết rầu, nhưng em thích anh vẽ cho em cái nhà gạch trên phố Bolsa hơn .


Atlanta June 6th 11

   Nguyên Hạ_Lê nguyễn
            
                              





_

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Lâu quá mình quên vô blog riêng của bạn ! nay thấy bạn trang trí đẹp & tươi vui quá ! thích ghê ! đúng là tâm trang đang vui tươi....hình đứng bên gốc hoa tường vi đẹp quá ! trẻ không ngờ....nhin không còn nét "ù" như ngày xưa nữa! chúc mừng nhen!

Trankimloan

Nặc danh nói...

I've been exploring for a bit for any high quality articles or weblog posts in this kind of house . Exploring in Yahoo I eventually stumbled upon this web site. Studying this information So i'm
happy to express that I've an incredibly good uncanny feeling I came upon just what I needed. I so much certainly will make sure to do not put out of your mind this website and provides it a glance regularly.
Also visit my webpage my computer is slow

Nặc danh nói...

Hi i am kavin, its my first time to commenting anywhere, when i read this piece of writing i
thought i could also create comment due to this brilliant post.
Feel free to surf my blog ... mac baren 7 seas

Nặc danh nói...

Hi there it's me, I am also visiting this site on a regular basis, this website is genuinely nice and the visitors are really sharing nice thoughts.
Here is my page - van nelle

Nặc danh nói...

I've read a few excellent stuff here. Definitely worth bookmarking for revisiting. I wonder how so much effort you put to make this sort of wonderful informative site.
Look at my homepage ... yourtobaccosstore.com

Nặc danh nói...

Your style is so unique compared to other people I've read stuff from. Many thanks for posting when you have the opportunity, Guess I'll just book mark this page.
my page :: amber leaf